
Du khách sẽ được trực tiếp tham gia vào quy trình trồng, thu hoạch khóm - một nét hấp dẫn của du lịch cộng đồng.
Đầu tư loại hình du lịch cộng đồng cũng đang được ngành du lịch Hậu Giang tập trung. Hai vùng sẽ đi tiên phong là vùng khóm Cầu Đúc ở Hỏa Tiến và quít đường ở Long Trị (huyện Long Mỹ). Chủ nhân của vùng chuyên canh này chưa biết làm du lịch cộng đồng là như thế nào. Nhưng khi được gợi ý, họ đã bắt đầu manh nha ý tưởng kinh doanh mới này và đang hợp tác từng bước với ngành du lịch tỉnh để có thể triển khai từng bước một. Đây chính là lợi thế để loại hình này có thể thành công. Bởi lẽ, loại hình này thu hút những người muốn khám phá về vùng đất, con người, phong tục tập quán của từng địa phương. Du khách sẽ sống và làm việc cùng gia chủ để cảm nhận được hương vị thật của cuộc sống mà họ muốn khám phá, trải nghiệm. Vì thế, ý thức của người dân làm du lịch được đề cao tuyệt đối và họ được trao quyền quyết định sự thành bại của loại hình này. Đây là loại hình không mới, nhưng rất thu hút khách du lịch, nhất là khách nước ngoài, trong xu hướng du lịch tìm về cuộc sống. Với Hậu Giang, từ mô hình này chắc chắn sẽ có những sản phẩm du lịch ấn tượng, không trùng lặp - điều mà du lịch Hậu Giang đang thiếu. Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tin tưởng: “Chúng tôi đã khảo sát nhiều lần tại vùng khóm Cầu Đúc và quít đường, trang bị cho những người muốn hợp tác làm du lịch những kiến thức nhất định và lắng nghe những sẻ chia của họ để có hướng hỗ trợ. Trong khi các dự án phát triển du lịch đang và sẽ khởi động, mô hình du lịch cộng đồng sẽ là một nét mới cho du lịch Hậu Giang trong thời gian gần”.
Một hướng mở nữa chính là UBND tỉnh cũng đã thống nhất để ngành du lịch trình Tỉnh ủy xem xét và đồng thuận, để ra một nghị quyết riêng về phát tiển du lịch Hậu Giang đến năm 2020, định hướng 2030. Nếu được đây chắc chắn sẽ là một bước phát triển thuận lợi của du lịch tỉnh nhà; để cơ quan chuyên môn có thể vạch định một kế hoạch phát triển bài bản, kêu gọi đầu tư từng công trình, dự án cũng như sản phẩm du lịch thích hợp; đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch… Từ đó, từng bước khơi dậy, phát huy tiềm năng và lợi thế của du lịch Hậu Giang, để không lâu, Hậu Giang sẽ là điểm đến níu chân du khách, chứ không phải là điểm dừng chân như hiện tại. Tiến đến năm 2020, đưa du lịch Hậu Giang trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
10 năm qua, ngành du lịch đã từng bước vươn lên từ xuất phát điểm rất thấp. Những cố gắng ấy từng bước góp phần đưa du lịch Hậu Giang hòa vào dòng chảy chung của các tỉnh, thành trong và ngoài khu vực. Nhiều tín hiệu đáng mừng đã và đang mở ra cho ngành du lịch tỉnh nhà những hướng phát triển mới, làm nhân lên niềm vui trong lòng mỗi người…
{{item.Body}}
{{item.Title}} - {{item.CreatedDate}} |
{{sitem.Title}} - {{sitem.CreatedDate}}
Viết bình luận
Bạn đọc vui lòng gõ chữ có dấu, góp ý có tính văn hóa, xây dựng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Nội dung góp ý của bạn đọc được đăng tải là do Ban Biên tập tôn trọng dư luận xã hội, nhưng đó không phải là quan điểm của Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam.