
Tượng nhà nông học Lương Định Của ở Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Gia Lộc)
Nhà nông học Lương Định Của sinh năm 1920 tại tỉnh Sóc Trăng, cha mẹ mất từ năm ông mới 12 tuổi. Người bác nuôi muốn ông sau này sẽ là một nhà buôn giàu có nên khi đang học đại học năm thứ tư tại Sài Gòn, ông được sang Hồng Kông học tiếp tiếng Anh, rồi trúng tuyển vào một trường đại học ở Thượng Hải (Trung Quốc). Chiến tranh thế giới nổ ra. Từ bỏ ý định học về thương mại, ông làm đơn xin học bổng du học tại Nhật Bản và được chấp nhận. Tại đất nước “mặt trời mọc” đang rất phát triển, ông theo học Khoa Nông học Trường Đại học Tổng hợp Kyushu. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, không còn học bổng, ông vừa học, vừa làm nhiều nghề như gia sư, biên dịch tài liệu, phiên dịch tiếng Anh… và được nhiều Việt kiều Nhật giúp đỡ tận tình.
Hằng năm, giải thưởng Lương Định Của cho thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn lập từ năm 2006 vẫn được trao cho những chàng trai, cô gái có thành tích xuất sắc, tiếp nối công việc và hướng đi mà ông đã chọn, làm cho 3 tiếng “Lương Định Của” sống mãi với thời gian. |
Buổi đầu, nhà nông học Lương Định Của được phân công về Viện Khảo cứu nông lâm. Khiêm tốn, ít nói, ông lặng lẽ chấp hành mọi sự sắp xếp của tổ chức, nhưng luôn thực hiện ý định của mình, lặn lội trên đồng ruộng, chứng minh kết quả bằng thực tế. Những giống lúa do ông lai tạo đưa vào sản xuất được bà con nông dân rất hoan nghênh. Bà Nobuko Nakamura giúp việc ông lai tạo giống lúa, sau đó bà được chuyển sang công tác tại Ban Tiếng Nhật Đài Tiếng nói Việt Nam, một cơ hội làm cầu nối nhân dân Nhật Bản với nhân dân ta đang kháng chiến chống Mỹ.
Chính những năm tháng chiến tranh, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn thì tên tuổi Lương Định Của đã nổi bật và trở nên thân thiết với Hải Dương. Ông được giao trách nhiệm xây dựng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tại huyện Gia Lộc. Năm 1968, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng. Ông được cử tri Hải Dương bầu làm đại biểu Quốc hội liên tiếp ba khóa. Năm 1967, ông được phong danh hiệu Anh hùng Lao động... Đất nước thống nhất, ông náo nức chuẩn bị kế hoạch trở về miền Nam sinh sống và phục vụ sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long… Giữa lúc đang dự Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V, đêm 28-12-1975, ông đột ngột qua đời vì căn bệnh nhồi máu cơ tim khi mới 55 tuổi.
Nhân dân Hải Dương coi như ông không bao giờ xa rời địa phương mình, nơi mà ông từng gắn bó. Người ta vẫn luôn nhắc đến “giống lúa ông Của”, “dưa lê ông Của”, “cà chua ông Của”, “táo ông Của”, “khoai lang ông Của”… Năm 1995, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ. Hằng năm, giải thưởng Lương Định Của cho thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn lập từ năm 2006 vẫn được trao cho những chàng trai, cô gái có thành tích xuất sắc, tiếp nối công việc và hướng đi mà ông đã chọn, làm cho ba tiếng "Lương Định Của" sống mãi với thời gian.
Năm 2009, tên nhà nông học Lương Định Của được đặt cho một đường phố ở TP Hải Dương. Phố Lương Định Của nằm trên địa bàn phường Hải Tân, điểm đầu từ đại lộ Lê Thanh Nghị (đoạn ngã tư Xuân Dương) tới Hồ Sen (khu dân cư Viện Cây lương thực và cây thực phẩm), dài 200 m, rộng 5,5 m. |
{{item.Body}}
{{item.Title}} - {{item.CreatedDate}} |
{{sitem.Title}} - {{sitem.CreatedDate}}
Viết bình luận
Bạn đọc vui lòng gõ chữ có dấu, góp ý có tính văn hóa, xây dựng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Nội dung góp ý của bạn đọc được đăng tải là do Ban Biên tập tôn trọng dư luận xã hội, nhưng đó không phải là quan điểm của Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam.