
Hè chưa qua trời oi nóng mụ người
Bỗng trưa nay mưa bóng mây dồn tới
Mấy chú dế mèn bật mình lên vội
Ngẩn ngơ, ngơ ngẩn cúi gập đầu
Không co càng rửa mặt, rung râu
Đôi giọt mắt dường như ứa máu!
Than rằng:
Ơi hỡi vong hồn cụ khởi tổ ơi có thấu!
Từ nay:
Lũ chúng con côi cút cõi đời nương náu
Biển Đông đang sủi bọt như dầu sôi
Bầy tôm cá ép mình lử lả .
Trời cao, nước sâu, sóng cả bạc đầu
Những mặt nạ tầu đồng tầu sắt !
Nuôi tham vọng ôm nửa vòng Trái Đất
Những “Chú bồ nông ở Samáccan”
Giương cái mỏ thô khua giữa không gian
Vẻ thanh thản bình yên nhẹ bước.
Cụ Nguyễn Sen - Tô Hoài ơi…con biết!
Bao đời người mơ ước
Thế giới bao la có cuộc sống hòa bình.
Những trẻ thơ giòn giã nụ cười xinh
Rồi lại múc nước, đào hang, đái tè đúc dế
Nhớ cụ xưa:
Bài học chớ cuồng ngông
Vẻ cường tráng hung hăng như dê cõn
Hét be be từ một góc sân vườn.
Mới nhú ngà chú đã lỏi khôn
Coi trái đất dễ ăn như quất ngọt.
Cây cỏ vẫn xanh tươi lên màu sự thật
Khí mát lành, trời biển vẫn bao dung
Cụ ra đi biển chưa hết cơn giông
Sơn Tinh bận dậy ba ba, thuồng luồng
Chưa nóng vội gây nên từng đợt sóng
![]() Tác giả Trương Sĩ Hùng và nhà văn Tô Hoài |
Dẫu “Mười năm” nhớ “Cát bụi chân ai”
“Chiều chiều” qua gốc đa làng cổ
“Thánh Gióng” đời xưa cưỡi mây gió vẫn về
Đàn Thạch Sanh vẫn: …”Tích tịch tình tang”
“Bố mìn mẹ mìn” đang ngược đường Tây Bắc
Về chiến khu xưa với đèo Khế, rừng tre
Đón đêm “Giăng thề” anh được về thăm mế
Nghe “Truyện nỏ thần” kể truyện “Đảo hoang”
“Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ” khi ở Thái Nguyên
“Nhà nghèo” nuôi chí đuổi giặc Tây phương
Nông Quốc Chấn rủ cụ lên Việt Bắc
Về chiến khu nếm vị bứa, măng rau.
“Miền Tây” xưa sương khói tự vấn đầu
Núi sừng sững bồng bềnh mây trắng xốp
Câu hát lượn, điệu mo then trên đồi vắng
Gọi hồn người, hồn sông núi ngóng trông.
{{item.Body}}
{{item.Title}} - {{item.CreatedDate}} |
{{sitem.Title}} - {{sitem.CreatedDate}}
Viết bình luận
Bạn đọc vui lòng gõ chữ có dấu, góp ý có tính văn hóa, xây dựng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Nội dung góp ý của bạn đọc được đăng tải là do Ban Biên tập tôn trọng dư luận xã hội, nhưng đó không phải là quan điểm của Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam.