Sau thành công của Triển lãm tại Viện bảo tàng khảo cổ LWL ở thành phố Herne, bang Nordrhein-Westfalen, các báu vật khảo cổ của Việt Nam lại tiếp tục được giới thiệu với công chúng Đức tại Bảo tàng Khảo cổ thành phố Chemnitz, bang Sachsen.
Triển lãm Báu vật khảo cổ Việt Nam đã chính thức khai mạc vào chiều tối ngày 30/3 (giờ địa phương) tại Bảo tàng khảo cổ thành phố Chemnitz, bang Sachsen và sẽ mở cửa đón khách từ ngày 31/3 cho đến ngày 20/8.
Tới dự lễ khai mạc triển lãm có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Sachsen, tiến sĩ Eva Maria Stange, Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn, đại diện Viện Goethe Hà Nội, bà Trần Thị Hòa Bình, cùng hơn 500 khách tham quan.
Trong diễn văn khai mạc, Giám đốc Bảo tàng khảo cổ thành phố Chemnitz, tiến sỹ Sabine Wolfram bày tỏ niềm tự hào khi bảo tàng lần đầu tiên được đón nhận và tổ chức trưng bày những báu vật khảo cổ của Việt Nam, đồng thời xem đây là một cơ hội quý giá để người Đức cũng như cộng đồng người Việt Nam đang sống tại Đức được chiêm ngưỡng nhiều cổ vật giá trị, qua đó hiểu thêm về truyền thống lịch sử-văn hóa của Việt Nam.
Theo bà Wolfram, Bảo tàng khảo cổ thành phố Chemnitz đã chuẩn bị cho triển lãm này suốt 10 năm qua. Việc vận chuyển và bảo quản các báu vật khảo cổ gặp rất nhiều khó khăn, và chỉ nhờ sự tin tượng, giúp đỡ tận tình từ giới khoa học khảo cổ của hai nước, triển lãm mới có thể diễn ra.
Đánh giá cao những giá trị lịch sử, văn hóa và truyền thống của Việt Nam thông qua các báu vật khảo cổ, bà Wolfram tin tưởng rằng triển lãm lần này sẽ diễn ra thành công tốt đẹp
Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng của triển lãm, đồng thời giới thiệu với khách tham quan nước ngoài dự lễ khai mạc những ý nghĩa, giá trị văn hóa, lịch sử ngàn năm văn hiến, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Bên cạnh đó, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng tái khẳng định tình hữu nghị, quan hệ truyền thống Việt Nam-Đức, đồng thời nhấn mạnh Triển lãm báu vật khảo cổ Việt Nam là sự kiện triển lãm lần đầu tiên được sự ủng hộ từ Chính phủ hai nước.
Bảo tàng khảo cổ thành phố Chemnitz đã dành nguyên tầng 4, nơi tổ chức các buổi triển lãm đặc biệt, để trưng bày báu vật khảo cổ của Việt Nam. Trên diện tích 1.000m2, 400 cổ vật khảo cổ Việt Nam được trưng bày theo ba chủ đề gồm Thời tiền sử, Thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Thăng Long.
Trong ngày khai mạc, hơn 500 khách tham quan đã bị thu hút trước sự hấp dẫn của các báu vật khảo cổ Việt Nam, từ trống đồng Đông Sơn, văn hóa Chămpa đến mộ thuyền Việt Khê.
Trước khi đến Chemnitz, các báu vật khảo cổ Việt Nam đã được trưng bày tại Viện bảo tàng khảo cổ LWL ở thành phố Herne, thu hút hơn 50.000 khách tham quan trong khoảng thời gian từ 7/10/2016 đến 26/2/2017.
Sau Chemnitz, các báu vật khảo cổ Việt Nam sẽ tiếp tục đến với công chúng ở bang Baden-Württemberg từ 16/9/2017 đến 7/1/2018, điểm dừng chân cuối cùng trên đất Đức.
Triển lãm Báu vật khảo cổ Việt Nam tại Đức nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức, được Bộ trưởng Ngoại giao Đức, nay là Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier bảo trợ.
Vật thể:
Báu vật khảo cổ Việt Nam gây ấn tượng mạnh với công chúng Đức
Nguồn: TTXVN
Tin cùng chuyên mục
- Vinh danh 4 Vườn di sản ASEAN mới của Việt Nam (11/12/2019)
- Thanh Hoá: Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Triệu Việt Vương (11/12/2019)
- TPHCM: Các di sản văn hóa, không gian kiến trúc bị đe dọa trước áp lực đô thị (09/12/2019)
- Thanh Hoá: Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và cách mạng đền làng Nghiêm (09/12/2019)
- Đình làng xứ Thanh: Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn (Bài cuối): Giữ lấy di sản “hồn làng” (07/12/2019)
- Ninh Thuận đón nhận Bằng di tích cấp Quốc gia đặc biệt các Tháp Chăm (31/03/2017)
- Phát hiện khu mộ thời kim khí trong hang động ở Tuyên Quang (31/03/2017)
- Tu bổ Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh (31/03/2017)
- Hà Tĩnh: Người dân đào được nhóm hiện vật gốm sứ cổ quý hiếm (31/03/2017)
- Tuyên Quang: Bảo tồn phát huy giá trị di tích Quốc gia thành Nhà Bầu (30/03/2017)
Tin nóng
- Giải pháp mới hỗ trợ cho người cao huyết áp
- Để di tích sống cùng thời gian - Bài 1: Khó khăn bảo tồn
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thi đua yêu nước. sống “Tốt đời, Đẹp đạo”
- Vinh danh 4 Vườn di sản ASEAN mới của Việt Nam
- Vinh quang và góc khuất
- Thanh Hoá: Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Triệu Việt Vương
- Lớp văn hóa mới Hà Nội - Bài 4: Lan tỏa nét đẹp văn hóa
- Chiêm ngưỡng những cổ vật quý hiếm của Ninh Bình
- Thủ tướng mở tiệc mừng đón 2 đội tuyển bóng đá vô địch SEA Games 30
- Miền Bắc hanh khô, vùng núi cao có băng giá, miền Nam ngày nắng, có mưa rào vài nơi
- Những điểm đến chiếm sóng mạng xã hội trong năm 2019
- Đá bại U22 Indonesia 3-0, U22 Việt Nam lần đầu tiên giành HCV SEA Games 30
- Đội tuyển bóng đá nam, nữ VN có 01 năm bay Bamboo Airways miễn phí
- Hà Giang: Màn hình khủng ở quảng trường cho CĐV xem chung kết U22 Việt Nam – U22 Indonesia
- Nhà vườn Dũng Coca trải lòng tại Liên hoan Sinh Vật Cảnh Thủ đô 2019
- Bình luận mới
- Bài đọc nhiều
- Bàn học chống gù BSUC - Giải pháp chống gù lưng, cong vẹo cột sống cho các bé
- GIÃ TỪ
- Mạo danh GĐ công ty xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho “lô đề”
- Cục cu “gù” bên cửa sổ
- Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Hà Giang bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Mông
- Thăm nhà bia tưởng niệm Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đầu tiên
- Khai trương thư viện thôn Như Sơn - Thư viện thôn đầu tiên của Vĩnh Phúc
- Kinh Liễu Phàm Tứ Huấn: Phương pháp cải tạo vận mệnh
- Hà Giang: Hãy chung tay cứu giúp anh chị Bầu Phin chữa bệnh máu trắng cho ba đứa con
- Mưa thu
- Lễ hội và sự phụng thờ ở di tích Bia Bà, La Khê
- Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Văn hóa ứng xử tạo môi trường làm việc thân thiện, khoa học, văn minh
- Lời sau mưa
- Dấu ấn truyền thống qua “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu
- Vạn lại- Yên Trường, một thời kinh đô nước Việt
- Xây dựng văn hóa, phát triển con người là mục đích cuối cùng của sự phát triển
- Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Văn hóa ứng xử tạo môi trường làm việc thân thiện, khoa học, văn minh
- Lời sau mưa
- Mưa thu
- Hà Giang: Hãy chung tay cứu giúp anh chị Bầu Phin chữa bệnh máu trắng cho ba đứa con
- Người sáng lập First News - Trí Việt nhận giải thưởng ‘’Tận tâm Cống hiến vì Cộng đồng” tại Bang Kok
- Khai trương thư viện thôn Như Sơn - Thư viện thôn đầu tiên của Vĩnh Phúc
- Cùng chào đón Ngày Phụ nữ Việt Nam với người thân và bè bạn
- Cục cu “gù” bên cửa sổ
- ANTV công bố phóng sự lộ diện môi giới vụ 39 người chết trong Container
- Một góc nhỏ Paris giữa lòng Sài Gòn
- Hà Nội: Sắp diễn ra Liên hoan Nghệ thuật Sinh Vật Cảnh Thủ đô năm 2019
- Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Hà Giang bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Mông
- Mắt biếc chào đón 20/11 với bộ Poster áo trắng thiên thần
- "Ngốc ơi tuổi 17" - Bộ phim hấp dẫn dành cho tuổi teen và gia đình
{{item.Body}}
{{item.Title}} - {{item.CreatedDate}} |
{{sitem.Title}} - {{sitem.CreatedDate}}
Viết bình luận
Bạn đọc vui lòng gõ chữ có dấu, góp ý có tính văn hóa, xây dựng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Nội dung góp ý của bạn đọc được đăng tải là do Ban Biên tập tôn trọng dư luận xã hội, nhưng đó không phải là quan điểm của Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam.